Hẳn nhiều cá nhân, nhiều doanh nghiệp thời gian gần đây cũng đang băn khoăn về vấn đề liên quan đến hồ sơ phòng cháy chữa cháy và cũng đặt ra nhiều câu hỏi như: tại sao cần phải có hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những gì, phí làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu….PCCC Hưng Thịnh Phát xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về những câu hỏi trên như sau:
Theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ thì các cơ sở thuộc Phụ lục này cần có hồ sơ quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy.
Xem thêm: Những cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy
Hồ sơ công tác phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 3, Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày ngày 16 tháng 12 năm 2014 cụ thể như sau:
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư do người đứng đầu cơ sở, khu dân cư lập, lưu giữ; hồ sơ gồm:
a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
c) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
d) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
đ) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
g) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP) nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ theo các nội dung quy định tại các điểm a, d, đ, e và g Khoản 1 Điều này.
Trường hợp cơ sở có thay đổi về quy mô, tính chất sử dụng thành cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì người đứng đầu cơ sở đó phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
c) Không cập nhật những thông tin thay đổi liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy.
Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Khoản 3, Điều 12, Thông tư số 66/2014/TT-BCA thì thẩm quyền phê duyệt phương án như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở không thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thuộc phạm vi địa bàn quản lý; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp đặc biệt do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;
d) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của từ 02 đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc trở lên hoặc huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức nằm ngoài địa bàn quản lý của 01 đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc trên địa bàn quản lý;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phương án chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chế độ thực tập phương án chữa cháy
a) Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập định kỳ, số lần thực tập do người có thẩm quyền xây dựng phương án chữa cháy quyết định nhưng không ít hơn một lần/năm; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án đều được thực tập;
b) Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 3 Điều này. Người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức thực tập phương án chữa cháy phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi dự kiến tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 30 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, địa phương nơi có lực lượng, phương tiện được huy động trước thời điểm thực tập ít nhất 20 ngày làm việc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập phương án chữa cháy có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
c) Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc quốc gia theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy quy định tại Khoản 3 Điều này.
Trên đây là nội dung cơ bản liên quan đến hồ sơ quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy. Để biết thêm chi tiết các bạn liên hệ zalo 0982.365.810 để được tư vấn hoặc lấy các biểu mẫu cơ bản để bổ sung thêm hồ sơ của bạn (nếu bạn đã có hồ sơ phòng cháy chữa cháy nhưng chưa hoàn thiện) hoàn toàn miễn phí.
Có thể bạn quan tâm: Mua bình chữa cháy tại Thanh Hóa giá rẻ, uy tín, chất lượng
Mọi thông tin về xin liên hệ:
Công ty PCCC Hưng Thịnh Phát
Trụ sở chính: Thôn 3, Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hoá
Điện thoại: 0982.365.810
Email: hungthinhfp@gmail.com - Website: https://hungthinhfp.com
♦ ĐKKD số 0109721095-001
♦ ĐĐKKD DV PCCC số 184/GXN-PCCC
Copyright 2019 © HungThinhFP