Những năm gần đây, công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở giáo dục đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Mặc dù việc xảy ra cháy, nổ trong các cơ sở giáo dục là rất ít. Tuy nhiên, công tác phòng cháy chữa cháy vẫn không thể chủ quan.
Hầu hết các cơ sở giáo dục đều nằm tại vị trí có đường giao thông thuận tiện cho việc chữa cháy và gần các cơ quan hành chính quan trọng của tỉnh.
Mặc dù vậy, các cơ sở giáo dục vẫn có nhiều khó khăn như: Đối với các cơ sở giáo dục tại thành phố, thị xã thì mật độ giao thông đông đúc ảnh hưởng khá nhiều trong công tác chữa cháy. Các trường tại các huyện vùng xa, vùng sâu thì cách xa đội chữa cháy chuyên nghiệp.
2. Tính chất hoạt động
Các cơ sở giáo dục thường là những nơi tập chung đông người vào các giờ hành chính và rất ít người ngoài giờ hành chính (hầu như chỉ có 1 đến 2 nhân viên bảo vệ). Nếu không may có sự cố cháy, nổ xảy ra vào những khung giờ ít người thì việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.
3. Tính chất xây dựng
Các cơ sở giáo dục được xây dựng gồm nhiều phòng ban khác nhau trong đó có nhiều phòng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao như: nhà hiệu bộ, phòng tin học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm...
Cháy trường THCS xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa năm 2015
Một số trường đã được xây dựng từ lâu, hệ thống điện, hệ thống chống sét, hệ thống nước, bể nước chữa cháy đã xuống cấp không đảm bảo cho việc chữa cháy nếu không may có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đã cũ, hoen gỉ, không đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Không có hoặc đã cũ các biển báo, biển chỉ dẫn, biển cấm, biển chỉ dẫn, đền exit, đèn chiếu sáng sự cố tại các dãy nhà cao tầng.
Nhiều trường học không có lối thoát nạn dự phòng đối với các dãy nhà từ 2 tầng trở lên mà chỉ duy nhất 01 cầu thang bộ.
Đối với cơ sở khối mầm non do học bán trú nên nguy cơ tiềm ẩn xảy ra cháy, nổ tại khu vực bếp ăn là rất cao.
Công tác tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy đang còn nhiều hạn chế. Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở chưa được tập huấn, huấn luyện (đa phần mới có 2 đến 3 cán bộ giáo viên được tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ)
Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn nữa trong công tác phòng cháy chữa cháy. Luôn luôn đôn đốc, nhắc nhở, tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy.
Lập hồ sơ theo dõi quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tổ chức tự thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Đầu tư thêm trang thiết bị phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình bột chữa cháy, bình khí chữa cháy, cuốc, xẻng, câu liêm, chăn chữa cháy, chăn chống cháy, xây dựng bể cát, bể chứa nước phòng cháy chữa cháy…
Đối với trường học có Phòng tin học, phòng thí nghiệm, phòng Thư viện thì nên trang bị thêm bình khí chữa cháy được ký hiệu là bình MT3. Bình khí chữa cháy MT3 là bình khí chữa cháy rất hiệu quả trong phòng kín mà ít làm hư hỏng đến tài sản.
Trên đây là một số lưu ý trong công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở giáo dục. PCCC Hưng Thịnh Phát kính chúc tất cả các quý cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở An toàn - Phát triển.
♦ ĐKKD số 0109721095-001
♦ ĐĐKKD DV PCCC số 184/GXN-PCCC
Copyright 2019 © HungThinhFP